Vietnamese English English

Xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm cận lâm sàng là các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của một người. Bước khám này sử dụng các công cụ, phương thức y tế để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh. Tùy vào từng trường hợp và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các xét nghiệm khác nhau có thể được thực hiện để đạt được kết quả chính xác nhất.


Phân loại xét nghiệm cận lâm sàng
Xét nghiệm lâm sàng thông thường bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân, xét nghiệm dịch,... 
Các loại xét nghiệm này thường được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh và hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý. Các xét nghiệm cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thông thường bao gồm những loại xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến sau:
Xét nghiệm máu

- Công thức máu: Hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu… Xét nghiệm này giúp tìm ra sự bất thường của cơ thể như thiếu máu, bị nhiễm trùng, giảm tiểu cầu, ung thư máu,…

- Xét nghiệm đường huyết: loại xét nghiệm này cho biết người bệnh có khả năng mắc bệnh tiểu đường không và biết được lượng đường huyết trong máu tăng hay giảm hay đang ở mức bình thường.

- Xét nghiệm chức năng thận (Ure, Creatinin): giúp tìm ra các bệnh lý liên quan đến thận hay tình trạng bệnh hiện tại. Qua đó, bác sĩ dễ xác định nguyên nhân, sàng lọc và kê đơn thuốc, đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân về lối sống, thói quen và chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng.

- Xét nghiệm men gan (AST, ALT, GGT,…): các kết quả xét nghiệm men gan thường được đánh giá kết hợp với những thông tin khác để chẩn đoán các vấn đề về gan và dịch mật, như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, và các bệnh lý khác. Từ đó đưa ra kết luận gan có bị tổn thương không và hiện tại mức độ tổn thương gan như nào.

- Xét nghiệm mỡ máu: xét nghiệm này quan trọng, thông qua 4 chỉ số mỡ máu bao gồm Cholesterol toàn phần, Cholesterol LDL, Cholesterol HDL, Triglyceride để đo lượng cholesterol và triglyceride trong máu nhằm đánh giá rủi ro tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến mỡ máu.

- Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B và C: nhằm phát hiện sớm các bệnh viêm gan B và C. Đây là các bệnh truyền nhiễm và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư gan hoặc xơ gan. 

- Xét nghiệm điện giải đồ: là một xét nghiệm máu đơn giản để đánh giá sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Xét nghiệm này đo lường nồng độ các chất điện giải như (Na+), (K+), (Ca2+), (Cl-) và (HCO3-) trong máu,…

Ngoài ra còn có các xét nghiệm khác:

Xét nghiệm nội tiết - sinh sản: chức năng tuyến giáp, Estradiol/ Estriol (E3), Free, Progesterone...
Xét nghiệm sinh học phân tử: HBV-DNA, HCV-RNA, HIV, HbsAg...
Xét nghiệm ký sinh trùng: gồm các xét nghiệm giun, sán, ký sinh trùng...
Xét nghiệm dấu ấn ung thư: AFP, CA72-4, CA12-5,...
Xét nghiệm di truyền: nhiễm sắc thể, gen đông máu.
Các xét nghiệm khác: dị ứng, sàng lọc trước sinh,...
 
 

Xét nghiệm nước tiểu: có 4 phương pháp xét nghiệm nước tiểu phổ biến bao gồm 

- Tổng phân tích nước tiểu
- Soi cặn nước tiểu
- Cấy nước tiểu
- Sinh học phân tử

Xét nghiệm dịch

- Soi tươi dịch.

- Cấy dịch.

- Sinh học phân tử dịch...

Xét nghiệm cận lâm sàng là một trong những bước ban đầu được chỉ định khi cần kiểm tra sức khỏe./. 

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI